Nhưng cho đến nay, gần 10 năm, nó vẫn trong tình trạng ế ẩm, bế tắc vì không đạt được hầu hết các mục tiêu của nó. Những hộ kinh doanh trong Thuận Kiếu Plaza cũng chung một số phận. Những vấn đề liên quan đến việc sang nhượng, mua bán nhà trong khu Thuận Kiều Plaza cũng trục trặc làm cản trở sự phồn thịnh và những mục đích mà nhà đầu tư và đối tác đặt ra khi xây dựng toà nhà này.
Có thể có nhiều nguyên nhân được phân tích theo sự suy nghĩ phổ biến căn cứ vào những vấn đề tác động trực tiếp. Nhưng trong tiểu luận này hoàn toàn nhận xét Thuận Kiều Plaza từ góc nhìn của phương pháp phong thuỷ. Tiểu luận được thực hiện mục đích nhằm chứng tỏ khả năng tiếp thu những tri kiến của anh chị em tham gia nghiên cứu Phong Thuỷ Lạc Việt.
Thoạt nhìn thì thấy toà nhà Thuận Kiếu Plaza giống như hình một con tàu với 3 ống khói lớn ở trên. Hoặc theo cách nhìn khác thì đây giống như chữ Sơn (núi) trong văn tự Hán. Nhưng dù nhìn theo cách nào, tòa nhà này cũng có nhược điểm về mặt hình thể. Vì cả con tàu hay hòn núi đều cần sự chắc chắn, vững vàng. Nhưng những đường nét kiến trúc bên ngoài của tòa nhà này lại đối lập với hình dáng tổng thể của cả khối nhà. Nếu xét theo khía cạnh con tàu thủy thì thân tàu quá nhỏ, kết cấu bằng các đường nét mảnh dẻ mà ống khói quá to tạo cảm giác nặng nề, dễ bị chìm do mất cân đối. Còn nếu xét về mặt hình thể của chữ Sơn thì lại thiếu sự chắc chắn, bền vững là biểu tượng của núi. Đáng lẽ, nên cần các đường nét kiến trúc trong tổng thể phải đầy đặn, to dầy phù hợp với hình tượng núi. Nhưng ở đây, các đường nét kết cấu hầu hết đều có dáng vẻ thanh mảnh, không phù hợp với biểu tượng. Đây là một ví dụ về sự mâu thuẫn giữa những giá trị kiến trúc và giá trị phong thủy. Hoặc có thể nói đây là một bản vẽ chưa cứng tay về mặt kiến trúc. Quy mô thì lớn mà đường nét lại không tương xứng, mặc dù đường nét kết cấu như vậy đã tạo cho tòa nhà này sự thanh thoát giảm bớt sự nặng nề, nhưng không tạo ra cảm giác đầy đặn chắc chắn. Ở một mức độ tổng quan so sánh giữa quy mô và kết cấu dưới góc nhìn phong thuỷ thì tòa nhà này xếp vào dạng nhà lộ cốt, mất cân bằng âm dương. Âm khí quá vương với ba tầng nhà cao vút, nhưng Dương khí không có, nên tham vọng thì lớn mà năng lực lại không đủ, là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái.
Hình dáng nhìn từ bên ngoài của tòa nhà này không chỉ thấy biểu hiện của sự lộ cốt, mà kết cấu của hai khu nhà ở hai bên, giống như những khe hở bị đứt gẫy. Cách xử lý này về mặt kiến trúc và công năng sử dụng sẽ tạo thêm ánh sáng và sự thông thoáng cho khu nhà. Nhưng về mặt phong thủy thì những đường nét kiến trúc trên trong tổng thể kiến trúc sẽ tạo ra hiệu ứng xấu gây bất hoà, tranh chấp, bị khống chế với chủ sở hữu cũng như những người ở trong tòa nhà này, do tính nát vụn không hài hoà của đường nét.
Những khối nhà vút cao không tương xứng với chân đế, tạo sự mâu thuẫn trong hình tượng ở đây là Mộc hình của 3 toàn nhà khắc Thổ hình của cả kiến trúc nền phía dưới khối nhà. Điều này cho thấy tham vọng của người chủ tòa nhà này là muốn xây dựng 1 công trình bền vững lâu dài có tính chất lưu giữ, tạo tiếng tăm. Nhưng lại xuất phát từ những yếu tố không chắc chắn về khả năng kinh tế bản thân, hoặc tính pháp lý sở hữu và quá trình xây dựng công trình này đã xảy ra nhiều mâu thuẫn đối kháng. Điều đó khiến cho công trình này khó phát triển do không có tính thống nhất của các bên liên quan.
Thêm vào đó tòa nhà lại có một hành lang đi xuyên dọc hết chiều dài làm thoái khí của con đường lộ chính tạo sinh khí cho tòa nhà. Về lý thuyết thì hình nuôi hình, tượng khắc tượng. Tòa nhà này hình mộc, con đường tượng trưng cho dòng sông thì đáng lẽ phải tăng thêm sinh khí phát triển tòa nhà này. Nhưng thực tế tòa nhà này lại ngày càng vắng vẻ, kinh doanh bất lợi thì có thể suy đoán là thoái khí do cấu trúc bên trong toà nhà rất trầm trọng và tốc độ xe của con đường rẽ này không nhỏ, đồng thời cửa ngang hông của tòa nhà mở ra ở con đường rẽ đó để đón khí hơi nhỏ không cân xứng so với con đường; hoặc là bề ngang của tòa nhà này quá hẹp so với chiều dài nên khí bị thoái bởi đường chính nhiều hơn là khí được bù đắp từ đường rẽ qua cửa phụ bên hông. Với địa hình như vậy thì chỉ có phần nhà gửi xe ở góc phía Tây tòa nhà là còn có vẻ làm ăn được vì nguồn khí liên tục được bồi đắp.
Nhìn từ mặt bên này của mô hình thấy có hai con đường ô tô một chiều (hai luồng) chạy từ dưới lên.Con đường ô tô này vô tình đâm thẳng vào mặt tiền ngôi nhà tạo nên xung sát khí rất bất lợi.
Phía trong toàn khu Thuận Kiều Plaza thấy rõ trên trần nhà xây vô tình tạo nên những đà ngang khá lớn đè xuống toàn bộ dãy cửa hàng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sự ế ẩm của những của hàng buôn bán trong toà nhà này.
Điều dễ dàng nhận thấy là toàn bộ khu nhà này vô khí hoàn toàn.Số khí ít ỏi vào được từ cửa chính thì thoát ngay ra cửa sau đối xứng cho bất cứ hướng nào. Các cửa mở đón khí cho mỗi tòa nhà chỗ mặt đường đều quá bé so với tỷ lệ và qui mô của tòa nhà, nên gần như không nhận được một chút sinh khí nào.
Nên khu này cho đến nay mọi mặt đều bị trì trệ .Giải quyết bất cứ việc gì cũng rất lùng nhùng ,khó dứt điểm,ngay cả với những người mua nhà ở đó .Chủ các cửa hàng làm ăn khó khăn ,hay thay đổi thường xuyên.
Tình trạng này kéo dài đã ít nhất là 5 năm (nhiều thì 10 năm) và đã có ít nhất 3 lần tranh chấp giữa chủ đầu tư, sở hữu và những đối tác.
Nhìn trên sơ đồ thì thấy khu nhà Thuận kiều Plaza được bao bọc bởi những con đường khí rất vượng lẽ ra tòa nhà này phái đắt khách mới đúng nhất là khi nó mang hình tượng của Mộc. Nhưng với thực trạng hiện nay Thuận Kiều plaza thì có thể suy đoán rằng khu vực này tốc độ giao thông khá nhanh, nên khí tuy vượng nhưng bị xung khí và tạp, Căn cứ vào thực tế này có thể suy ra tòa nhà này sẽ có cửa ở 4 xung quanh mặt tiền. Và cấu trúc bên trong của tòa nhà này cũng có vấn đề nên khí vượng, nhưng không tụ.
Ngoài những hạn chế về mặt phong thuỷ như trên thì Thuankieu Plaza còn có đặc điểm sau đây: Ba toà nhà chính được xây theo cách mà trong phong thuỷ gọiv là “mai hoa tứ trụ” . Bởi vậy mộc cách rất mạnh mẽ. Cách này sẽ phát huy tác dụng nếu phù hợp với cấu trúc toàn thể toà nhà và cảnh quan chung quanh. Nhưng nó lại rất dở về mặt cấu trúc tổng thể là cả 3 khối nhà hình Mộc đều bị khuyết các góc Tây bắc, Đông nam, Tây nam, Đông bắc là những phần tượng trưng cho sự giúp đỡ, hòa thuận, trí tuệ, và sự giàu có của những khối nhà đó, khi cảnh quan không phù hợp. Thường thì khi 1 tòa nhà có 4 góc này khuyết thì sẽ 4 góc còn lại sẽ được xem là lồi ra nhưng với 3 khối vươn cao của Thuankieu Plaza này thì do phần trung tâm không lớn, nên không được coi là lồi 4 góc Tây, Bắc, Đông, Nam. Và chính vì vậy nên với hình dáng cao thể hiện tham vọng lớn, với 4 góc lồi là Đông, Tây, Nam, Băc (Tứ chính) chủ đầu tư muốn xây dựng tòa nhà này thành trung tâm tài chính, và thành công sở cho các cty lớn đến thuê. Nhưng với hình dáng như vậy thì tòa nhà này chủ yếu chỉ tập trung được các khách hàng có tầm cỡ vừa và nhỏ về tính chuyên nghiệp, về khả năng tài chính và càng đi vào hoạt động chủ đầu tư của tòa nhà này càng mất đi nhiều mối quan hệ, giúp đỡ có giá trị để thành công.
Sau khi đánh giá về mặt tổng thể, hình dáng kiến trúc, xét phía trong tòa nhà thì thấy tòa nhà này đã không cân đối về kích thước, chiều sâu và bề ngang lệch nhau quá nhiều là đã thể hiện sự phát triển mất cân bằng do sự vận hành của các dòng khí trong tòa nhà bị thiên lệch theo hướng Đông – Tây. Nên mục đích của chủ đầu tư có xu hướng thiên về kinh tế nhiều hơn tiếng tăm. Thêm vào đó các cửa vào ra hầu hết lại đối nhau qua một hành lang dài xuyên suốt từ Đông sang Tây nên khí vào tòa nhà này hoàn toàn bị thoát ra ngoài mà không tụ được. Nên về cơ bản tình hình kinh doanh của các tầng phía dưới thiếu tính ổn định và các tầng càng trên cao càng kém giảm do suy khí ngay từ tầng dưới. Thực trạng toà nhà có thể dẫn đến một suy luận theo phương pháp luận của phong thuỷ - mà không cần đến trực tiếp quan sát hiện trường - là: Không chỉ hệ thống cửa bố trí sai phong thủy, mà hệ thống các cầu thang dẫn khí từ tầng dưới lên các tầng trên cũng bất hợp lý về mặt phong thuỷ, Cầu thang máy sẽ để gần cửa, cầu thang bộ sẽ đặt ở những vị trí góc khuất minh đường tù hẹp hoặc đặt đâm ra cửa.
Xem xét kỹ hơn thì thấy hành lang Đông - Tây của tòa nhà này khá dài nằm xuyên suốt toàn bộ phía dươí tòa nhà giống như một cái hang lớn khiến cho tốc độ của dòng khí cả bên ngoài lẫn bên trong tòa nhà đều nhanh, không hài hòa mà dễ trở thành xung khí. Người ở trong tòa nhà này cũng trở nên nóng nảy, dễ thay đổi, thiếu kiên nhẫn.
Trên hình chụp vệ tinh chạy song song phía Bắc khối nhà lại thấy phía sau của ngôi nhà, tức Huyền Vũ không cao, ngược lại đây chính là khu chợ Hà Tôn Quyền. Một khu chợ tự phát kinh doanh đồ sắt, thép phụ tùng xe gắn máy rất lụp xụp, chen lấn do đường nhỏ và phức tạp nên loạn khí và thất cách ở Huyến Vũ.
Nhìn theo hình chụp mô hình thu nhỏ có con đường Đỗ Ngọc Thạch theo hướng Bắc Nam nối Đại lộ Hùng vương vào khu chợ Hà tôn quyền - đâm xuyên qua tầng 1 của khối nhà .
( Nhìn trên hình chụp vệ tinh chính con đường nằm giữa bloc 2 và 3 tính từ phiá hồ bơi màu xanh xuống )
Con đường đâm xuyên này khá đông xe lưu thông qua lại . Với hình tượng là một con tàu thì đường Đỗ Ngọc Thạch là cái lỗ xuyên thủng từ mạn trái sang mạn phải thân tàu.
Đường đâm xuyên ngang tòa nhà
Bởi vậy, toà nhà này bị xé thành hai phần riêng biệt bao gồm: Phần bên trái (phía tây) và hai tòa còn lại (phía đông) bị cắt bởi con đường Đỗ Ngọc Thạch. Hơn nữa khí của khu vực này rất hỗn loạn và các luồng khí theo các hướng di chuyển và xung đột nhau tạo thành tạp khí. Theo Phong thuỷ Lạc Việt thì địa khí đi từ Tây sang Đông, Do đó, phân tích theo địa khí thì tòa nhà phía Tây sẽ nhận được nhiều hơn, hai tòa còn lại không đón nhận dòng địa khí đó vì bị dòng dương khí từ con đường Đỗ Ngọc Thạch chặn lại. Điều này có thể khẳng định rằng trong 3 tòa nhà thì tòa nhà phía Tây sẽ hơn hai tòa còn lại.
Phía trong tòa nhà có hàng lang chạy dọc và bị cắt ngang, bởi đường xuyên từ cửa chính ra cửa hậu, nên khí tại điểm cắt nhau đó sẻ rất hỗn loạn và tạp khí. Có thể nói trong ngoìa của toà nhà này đều bị cắt xẻ .
Xét về âm khí:
Tòa nhà này xây dựng với quy mô lớn, nhưng chân đế quá thấp và mảnh, lại kéo dài theo chiều Đông-Tây, nên không tụ được địa khí. So với qui mô của toà nhà căn cứ trên mô hình thì nền nhà quá thấp, nên địa khí không tụ được. Cấu trúc sử dụng quá nhiều vách kính thay tường gạch, bê tông truyền thống làm cho địa khí khó có điều kiện được dẫn lên cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.